Hôm nay, F2FE chia sẻ bài viết về “TỪ VỰNG KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN PHẦN 2”. Bài viết được thực hiện tiếp tục phần 1 để cung cấp cho anh chị các cụm từ được dùng cụ thể trong từng giai đoạn của một cuộc đàm phán . Rồi giờ hãy cùng F2FE khám phá nhé!
I. Những cụm từ bạn có thể sử dụng trong quá trình đàm phán
1. Bắt đầu đàm phán và quyết định những vấn đề muốn giải quyết
Cách bạn bắt đầu thảo luận là cực kỳ quan trọng bởi vì nó đặt nền móng cho toàn bộ cuộc đàm phán. Điều quan trọng là phải có ngoại giao ( lịch sự) và đồng thời hiệu quả để bạn có thể tối đa hóa kết quả của mình. Mọi người thường bắt đầu đàm phán bằng cách đồng ý về quyết định những vấn đề quan trọng cần được thảo luận.
Bạn có thể sử dụng các cụm từ sau để bắt đầu đàm phán.
- Let’s start by having a look at the agenda. (Hãy bắt đầu bằng việc xem qua các vấn đề quan trọng cần được thảo luận).
- Before we begin, shall we have a look at the main points on the agenda?( Trước khi bắt đầu, chúng ta hãy xem qua các điểm chính cần được bàn luận?).
- Should we have a look at the main points for today’s discussion?( Chúng ta cùng xem qua điểm chính của buổi thảo luận hôm nay nhé?).
2. Lắng nghe và hỏi ý kiến
Trong một cuộc đàm phán, điều quan trọng là lắng nghe những gì đối phương phải nói thay vì bắt đầu bằng cách hỏi bạn muốn đạt được điều gì từ cuộc đàm phán. Hãy sẵn sàng lắng nghe và ghi chép – đối tác của bạn sẽ đánh giá cao khả năng lắng nghe của bạn, và bạn có thể nhận được nhiều thông tin quan trọng mà bạn có thể sử dụng sau này! Yêu cầu đối tác của bạn cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về những gì họ muốn bằng cách sử dụng bất kỳ cụm từ nào sau đây.
- What are your views on…?( Quan điểm của bạn về…?)
- Do you have any suggestions for…?( Bạn có gợi ý gì cho…?)
- Would you like to suggest a course of action for…?( Bạn có đề xuất một phương án hành động cho …?)
- How do you feel about…?( Anh cảm thấy thế nào về…?)
3. Đưa ra các đề nghị và đề xuất
Các đề nghị và đề xuất có thể được trình bày bất cứ lúc nào trong quá trình đàm phán. Nếu bạn có một đề xuất cần đưa ra, bạn có thể giới thiệu nó bằng cách sử dụng các cụm từ sau:
– We think the best way is to… (Chúng tôi nghĩ cách tốt nhất là…).
– We propose/recommend that… (Chúng tôi đề xuất/khuyến nghị rằng…)
Khi cuộc đàm phán đi đến bế tắc, ai đó phải đưa ra giải pháp. Điều thực sự quan trọng là giữ cho tâm trí của bạn mở rộng và cũng giúp đối tác của bạn nhìn mọi thứ qua những quan điểm khác nhau. Cả hai điều này sẽ giúp cho việc đàm phán có hiệu quả.
- I’d like to suggest a solution. (Mình muốn đưa ra một giải pháp.)
4. Thảo luận về các đề xuất và quan điểm được trình bày
Sau khi bạn đề xuất các giải pháp, điều quan trọng là hỗ trợ họ bằng các lập luận. Nếu các lập luận là hợp lý và được trình bày một cách mạch lạc (Rõ ràng), bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để đạt được những gì bạn muốn từ cuộc đàm phán. Giới thiệu lập luận của bạn với những cụm từ như:
- The most important reason for this is…( Lý do quan trọng nhất cho việc này là…)
- I am basing my solution on three ideas/points/reasons: Firstly,… Secondly,… Last but not least,…( Tôi dựa trên ba ý tưởng/điểm/lý do: Thứ nhất… Thứ hai… Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng…)
- One of the key reasons for this is…( Một trong những lý do chính cho việc này là…)
5. Đồng ý với đề xuất
Khi đối tác của bạn đưa ra một đề xuất có thể chấp nhận được, bạn có thể thể hiện sự đồng ý của mình bằng cách sử dụng bất kỳ cụm từ nào sau đây:
- I agree with your suggestion.( Tôi đồng ý với đề xuất của bạn.)
- I think your proposal is acceptable.( Tôi nghĩ đề xuất của bạn có thể chấp nhận được.)
- That sounds great to us.( Nghe hay đấy.)
6. Không đồng ý với đề xuất và đưa ra những lý do bất đồng
Bất đồng là một trong những điều khó làm nhất: Bạn không muốn xúc phạm đối tác của mình, nhưng điều quan trọng là cho họ biết khi bạn không cùng quan điểm. Bạn có thể không đồng ý bằng cách sử dụng một giọng điệu ngoại giao nếu bạn giới thiệu mối quan tâm của mình như sau:
- I have some reservations about…( Tôi có một số e ngại về…)
- Unfortunately, our position is different from yours.( Thật không may, quan điểm của chúng tôi khác với của bạn.)
- I’m afraid we can’t agree on…( Tôi e rằng chúng ta không thể nhất trí về…)
7. Thoả hiệp
Khi đơn giản là bạn không thể có được mọi thứ bạn muốn, bạn sẽ cần làm một vài điều kiện trong số những cái mà đối tác đưa ra. Dưới đây là một số cách thể hiện rằng bạn sẵn sàng chấp nhận một số điều khoản để đổi lấy những điều khoản khác:
- We might be able to work on…, if you could…( Chúng tôi có thể tiếp tục làm việc, nếu bạn có thể…)
- We could offer you…, if you think you can agree on…( Chúng tôi có thể đề nghị với bạn… nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đồng ý…)
- Offering you… is the best we can do right now. However, we’d need your approval on…( Đề nghị với anh… là điều tốt nhất chúng tôi có thể làm bây giờ. Tuy nhiên, chúng tôi cần sự chấp thuận của bạn về…)
- In exchange for…, would you agree to…?( Đổi lại cho…, bạn có đồng ý với…?)
8. Làm sáng tỏ
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy đối tác của bạn đang mơ hồ hoặc không chắc chắn, điều cực kỳ quan trọng là làm rõ những quan điểm ngay tại chỗ. Nếu không, cuộc đàm phán có thể đi sai hướng và có thể đã quá muộn để làm rõ quan điểm. Vì vậy, hãy tránh rủi ro và làm rõ các chi tiết sớm bằng cách sử dụng bất kỳ cụm từ sau:
- Let me make sure I got your point.( để tôi đảm bảo là tôi hiểu ý bạn).
- I’m not sure I understood your position. Could you please tell me again how you feel about…?( Tôi không chắc là tôi đã hiểu được quan điểm của bạn. Bạn có thể cho tôi biết lại một lần nữa bạn cảm thấy thế nào về…?)
- I just want to make sure I got this part straight.( Tôi chỉ muốn chắc chắn là mình đã hiểu rõ phần này.)
9. Kết luận
Trước khi kết thúc đàm phán, bạn nên xem xét lại các điểm chính mà bạn đồng ý hoặc không đồng ý. Dưới đây là một số điều bạn có thể nói:
- Let’s look at what we decided to do.( Hãy nhìn vào những gì chúng ta đã quyết định.)
- Shall we try to sum up the main points of our discussion?( Vậy thì chúng ta cùng tóm tắt lại những điểm chính của cuộc thảo luận hôm nay nhé?)
- Let’s sum this up really quickly to make sure we are on the same page.( Hãy tóm tắt thật nhanh để chắc chắn rằng chúng ta có cùng quan điểm.)
Như vậy phần 2 này anh chị sẽ nắm được quy trình diễn ra của một cuộc đàm phán và có những cụm từ được sử dụng trong việc đàm phấn thương lượng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho anh chị tự tin hơn cho việc thương lượng và đàm phán trong công việc!
Anh chị có thể tham khảo thêm TỪ VỰNG KĨ NĂNG ĐÀM PHÁN PHẦN 1
Luyện tiếng anh giao tiếp cùng FACE 2 FACE ENGLISH
Fanpage: https://www.facebook.com/f2fe.edu.vn
Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSdkAQofu/
Youtube: https://youtube.com/channel/UCKuxuZrrwA7YZw5EC8FED7A